Gaslighting là gì
Không phải ai cũng nhận ra bản thân mình đang bị thao túng hoặc đang thao túng người khác. Khi bạn bị thao túng, bạn sẽ tin vào những điều giả dối, dần đánh mất chính kiến của bản thân mình. Để có thể vượt qua được tình trạng này, hãy cùng operamontclair.org tìm hiểu gaslighting là gì trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu gaslighting là gì?

Gaslighting hiểu đơn giản là thao túng tâm lý
Gaslighting có nghĩa là thao túng tâm lý, đây là thuật ngữ được dùng để chỉ thủ thuật tâm lý lạm dụng tinh thần, cảm xúc của người khác. Hình thức thao túng tâm lý có thể thúc đẩy sự lo lắng ở nạn nhân và dẫn đến trầm cảm, suy sụp tinh thần.
Hiện tượng này có nguồn gốc từ vở kịch mang tên gaslight năm 1938 tại Anh; trong đó thủ phạm liên tục phủ nhận những ký ức của nạn nhân, khiến cho nạn nhân phải nghi ngờ về sự tỉnh táo của mình.
Mục tiêu của người thao túng là họ muốn có sự kiểm soát, sức mạnh. Tiến trình gaslighting diễn ra rất chậm và khó nhận biết. Đến khi nạn nhân nghi ngờ mình bị thao túng, dễ nảy sinh sự tội lỗi vì đã nghi ngờ người thao túng mình.

II. Dấu hiệu nhận biết gaslighting

Nạn nhân bị thao túng tâm lý có thể mất niềm tin vào chính bản thân mình, dẫn đến sự lo lắng, sợ hãi. Vậy dấu hiệu để nhận biết gaslighting là gì?

1. Nói dối, không trung thực

Nói dối chính là hình thức mà người thao túng luôn sử dụng, việc nói dối này có thể là do thói quen hoặc liên quan đến bệnh lý khiến họ không thể kiểm soát được hành vi nói dối.
Tuy nhiên ở trường gaslighting, họ sẽ chọn nói dối với bạn. Nếu bạn tìm ra bằng chứng họ nói dối thì họ sẽ nhanh chóng chỏi bỏ, thậm chí còn cho rằng bạn đang bịa chuyện để vu khống họ.

2. Xây dựng câu chuyện khác về bạn

Người thao túng sẽ xây dựng câu chuyện không hề có thật về bạn để nói với mọi người. Họ sẽ giả vờ lo lắng mỗi khi kể về sự thiếu tỉnh táo của bạn cho mọi người xung quanh.
Mục đích của họ là khiến mọi người đều phải nghĩ xấu về bạn. Ở mức độ nguy hiểm hơn, họ còn khiến bạn phải nghi ngờ về chính mình.

3. Lợi dụng thứ bạn trân trọng

Người muốn gaslighting sẽ lợi dụng thứ mà bạn trân trọng, yêu quý nhất để chống lại bạn. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, họ sẽ nói rằng công việc đó đang có nhiều vấn đề.
Với những ai có con cái, người thao túng có để đưa ra những lý do không nên có con. Điều này khiến bạn không còn tin tưởng vào những thứ mà bản thân yêu quý nhất.

4. Khiến bạn mất niềm tin vào bản thân

Người thao túng sẽ khiến bạn luôn nghi ngờ, không tin vào bản thân mình
Những người đang gaslighting sẽ thực hiện có chiến lực. Họ âm thầm khiến bạn đánh mất mình dần dần theo thời gian và bạn rất khó nhận ra được điều này.
Bạn dần đánh mất niềm tin, chính kiến của mình và dần trở thành một kẻ tương tự như người gaslighting.

5. Bạn luôn cảm thấy có lỗi

Một dấu hiệu khác để nhận biết người muốn gaslighting là gì? Một cách không rõ ràng, bạn luôn cảm thấy mình là người có lỗi và phải chủ động nói lời xin lỗi, kể cả khi kẻ thao túng chính là người có lỗi.
Họ tìm mọi cách để liên tục đổ lỗi cho bạn, tìm đủ lý do để củng cố quan điểm của họ là đúng và bạn chính là người sai cho đến khi bạn nhận lỗi về mình.

6. Dùng lời nói để thao túng

Người thao túng sẽ luôn nói những lời sáo rỗng nhưng đi kèm với thái độ rất đáng tin cậy. Ví dụ như họ sẽ giả vừa thở gấp khi nói để nói về một việc gì đó rất gấp và khiến bạn phải tin. Đây chính là điều kiện giúp họ gia tăng cơ hội thao túng bạn sau này.

7. Có những lúc ngọt ngào với bạn

Bên cạnh những lời nói tổn thương, người thao túng có thể sẽ nói những lời ngon ngọt, nhẹ nhàng để khiến bạn nghĩ rằng họ không xấu. Thế nhưng, mục đích đằng sau những lời nói đó chính là muốn chiếm sự tin tưởng của bạn.

III. Những giai đoạn của gaslighting

Gaslighting bao gồm 3 giai đoạn chính
  • Giai đoạn đầu tiên của gaslighting là sự hoài nghi: Một hành động, lời nói của đối phương sẽ khiến bạn hoài nghi về năng lực, quyết định của mình.
  • Giai đoạn thứ 2 của gaslighting là phòng thủ: Khi nhận ra vấn đề, để có thể bảo vệ bản thân, bạn sẽ thực hiện cách phòng thủ để chống lại sự thao túng tâm lý của đối phương như cố gắng làm việc để thể hiện khả năng của mình, đổi chủ đề…
  • Giai đoạn thứ 3 của gaslighting là trầm cảm: Đến giai đoạn cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và dần đánh mất chính mình. Điều này khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến nguy cơ trầm cảm.

IV. Cách đối phó với gaslighting

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được gaslighting là gì cũng như ảnh hưởng của nó đối với tâm lý. Nếu bạn muốn đối phó hoặc vượt qua được gaslighting thì nên thực hiện những điều sau:
  • Nhận biết dấu hiệu của gaslighting: Bạn hãy cố gắng làm rõ ai đang muốn thao túng tâm lý mình và cách họ thực hiện như thế nào. Đồng thời, bạn cũng nên ghi chú lại những lần mà mình nghi ngờ bản thân để có thể nhận diện được hiện tượng thao túng tâm lý.
  • Dành thời gian để thiền: Phương pháp này sẽ giúp bạn giữ được quan điểm của mình mỗi khi bạn nghi ngờ chính mình.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Bạn có thể nói chuyện với gia đình, bạn bè hoặc những người mà mình tin tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm đến các nhà trị liệu, chuyên gia sức khỏe tâm lý.
  • Cuối cùng là hãy yêu thương chính mình: Nếu bạn hiểu rõ bản thân mình thì sẽ không ai có thể biến bạn thành người khác được. Chỉ khi bạn biết yêu thương bản thân thì mới có được những mối quan hệ tốt, lành mạnh.
Khi đã biết gaslighting là gì, chắc hẳn bạn sẽ tự mình tìm được sự giúp đỡ từ người mà mình tin tưởng để bước qua sự lo lắng này. Bên cạnh đó bạn cũng tự nâng cao nhận thức bản thân để tăng sự tự tin cho mình và vượt qua hiệu ứng gaslighting. Chúc bạn thành công.